Vay thế chấp ngân hàng – những điều bạn cần biết

Hiện nay, thị trường phát triển, nhu cầu vay vốn phục vụ kinh doanh hoặc chi tiêu thường ngày ngày càng nhiều. Người đi vay thường lựa chọn các ngân hàng như một địa chỉ tin cậy để giải quyết nhu cầu tài chính của bản thân. Ngân hàng tung ra nhiều hình thức vay để khách hàng lựa chọn, hình thức vay phổ biến là vay thế chấp. Cùng Appvaytien5s.com tìm hiểu về hình thức vay thế chấp ngân hàng để quyết định khoản vay phù hợp cho bản thân.

Vay thế chấp ngân hàng là gì

Vay thế chấp (Equity loan) là hình thức vay tiền có kèm theo tài sản thế chấp, nhằm đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản mang đi thế chấp phải thuộc sở hữu của người vay. Bên vay tiền trong hợp đồng vay cũng là bên thế chấp trong hợp đồng thế chấp.

Theo quy định pháp luật, cụ thể Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) định nghĩa về thế chấp tài sản:

“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

  1. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”.

Khi thế chấp, tài sản thế chấp vẫn thuộc sở hữu của bên thế chấp. Bên thế chấp vẫn có quyền sử dụng và khai thác giá trị của tài sản.

Vay thế chấp ngân hàng là gì bạn nên biết

Đặc điểm vay thế chấp ngân hàng

Hình thức vay thế chấp là hình thức vay truyền thống tại các ngân hàng. Vay thế chấp được phần đông người đi vay lựa chọn bởi những lợi ích mà nó mang lại.

  • Bên thế chấp vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản dùng để thể chấp. Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ liên quan để tránh bên đi vay bán tài sản khi không trả được nợ. Nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng, chủ sở hữu phải chuyển quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
  • Tài sản được đem thế chấp đa dạng, tùy thuộc vào giá trị khoản vay, khả năng tài chính và số tài sản của người đi vay.
  • Thời gian vay linh hoạt tùy vào nhu cầu sử dụng vốn vay, kế hoạch sử dụng khoản vay và tài sản thế chấp. Có những hợp đồng vay kéo dài mấy mươi năm.
  • Lãi vay ngân hàng thế chấp thấp hơn vay tín chấp do người đi vay thế chấp có khả năng chi trả cao hơn, có tài sản đảm bảo. Khi không thanh toán được khoản vay, ngân hàng dễ dàng thu hồi vốn hơn. Trong khi vay tín chấp bạn phải chấp nhận mức lãi suất vay trên 10%/năm thì lãi suất vay thế chấp trung bình chỉ khoảng 7%/năm.
  • Hạn mức vay cao, dao động từ 70-100% giá trị tài sản đảm bảo. Từ đặc điểm này mà hình thức vay thế chấp phù hợp với những khách hàng cần số vốn lớn để kinh doanh đầu tư. 

Tại sao cần có giao dịch thế chấp

Hoạt động thế chấp nhằm bảo đảm bên thế chấp bảo đảm cho khoản vay, qua đó, việc thế chấp là một biện pháp bảo đảm duy nhất đối với tài sản là quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất. Khi khách hàng không có khả năng thanh toán khoản vay, Ngân hàng sẽ sử thanh lý tài sản thế chấp để trả nợ nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Nếu ngân hàng không thu hồi vốn sẽ dẫn đến mất khả năng chi trả cho khách hàng gửi tiền, dẫn đến nguy cơ phá sản gây thiệt hại cho kinh tế quốc gia.

Lợi ích của vay thế chấp so với các biện pháp bảo đảm khoản vay khác

  • Tài sản thế chấp vẫn thuộc sở hữu của người đi vay, bên thế chấp vẫn có thể sử dụng và khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp.
  • Hạn mức vay thế chấp cao nhưng lãi suất vay thấp. Phù hợp với khách hàng kinh doanh đầu tư cần có số vốn lớn.
  • Thời gian vay linh hoạt và dài hạn, có những khoản vay có thời hạn lên đến 25 năm, giúp cho khách hàng giảm áp lực tài chính, đủ thời gian xây dựng kế hoạch vay vốn hợp lý, đảm bảo xoay vòng vốn trong kinh doanh. Nếu bạn vay vốn đầu tư, mua nhà, mua xe ô tô thì cần phải vay thế chấp được cấp hạn mức cao, lãi suất sẽ hợp lý hơn vì vay dài hạn.
  • Khách hàng vay có thể chọn bất cứ tài sản nào thuộc sở hữu của bản thân để thế chấp. Tài sản mà khách hàng mang thế chấp có thể là đất đai, nhà ở, xí nghiệp, công trình, tài sản gắn liền với đất. Pháp luật không có bất cứ điều kiện nào đối với tài sản thế chấp, không yêu cầu tài sản phải là động sản hay bất động sản. Giá trị tài sản thế chấp không bắt buộc phải lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay. Tuy nhiên tài sản mang đi thế chấp để vay sẽ được ngân hàng kiểm định và định giá.
  • Khoản vay thế chấp thường áp dụng cho vay mua nhà thế chấp bằng chính nhà mua, vay mua xe thế chấp bằng xe mua, vay sản xuất kinh doanh thế chấp bằng bất động sản. Khi khách hàng có nhu cầu mua tài sản nhưng chưa dành dụm đủ tiền có thể chọn hình thức vay này, vừa có thể mua được tài sản mình muốn ngay lập tức vừa không quá áp lực về tài chính vì vay thế chấp có lãi suất thấp, có lợi hơn là để dành tiền dần mới mua.
Lợi ích của vay thế chấp

Tài sản có thể thế chấp khoản vay

Hình thức vay thế chấp đa dạng về tài sản thế chấp. Bên thế chấp có thể thế chấp tài sản hiện có và cả tài sản hình thành trong tương lai miễn tài sản đó thuộc sở hữu của bên thế chấp. 

Tài sản dùng để thế chấp phổ biến là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Vì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản có giá trị lớn dễ dàng vay được cái khoản vay có hạn mức cao, có giá trị ổn định lâu dài, ít hao mòn trong quá trình sử dụng.

Lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng

Lưu ý đến thời hạn của khoản vay để xây dựng kế hoạch trả nợ rõ ràng tránh tài sản thế chấp bị thanh lý. Nếu quá trình vay này có biến cố dẫn đến không thể thanh toán đúng hạn, nên báo ngay với ngân hàng để được tư vấn giải quyết. Thông thường đối với các trường hợp này, ngân hàng hướng dẫn khách hàng gửi yêu cầu xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ vay nhằm mục đích giảm thiểu hậu quả bị tính lãi phạt trả chậm.

Lưu ý tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của người đi vay. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, người vay chỉ thế chấp phần tài sản thuộc sở hữu của mình, chỉ được thế chấp toàn bộ tài sản khi có sự đồng ý của các đồng sở hữu.

Tài sản thế chấp phải không có tranh chấp về quyền sở hữu. Để đảm bảo vấn đề trên, ngân hàng thường yêu cầu người vay cung cấp các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người đi vay đối với tài sản nên khi đi vay khách hàng cần lưu ý chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết để chứng minh.

Lưu ý khi vay thế chấp ngân hàng

Bạn cũng cần lưu ý, Chiếu theo các quy định pháp luật (khoản 8 Điều 320; khoản 4, khoản 5 Điều 321 BLDS 2015) thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.

Như vậy, bên thế chấp dù là chủ sở hữu tài sản vẫn phải có sự đồng ý của Ngân hàng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Nếu như phía ngân hàng đồng ý cho phép thực hiện giao dịch mua bán đối với quyền sử dụng đất này thì bên đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chị sẽ ký kết hợp đồng ủy quyền thực hiện thay việc bán đất.

Khi nào thì tài sản thế chấp bị xử lý

Chiếu theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, cụ thể tại Điều 299 tài sản thế chấp sẽ bị xử lý khi:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên đi vay không thực hiện thanh toán khoản vay.
  • Vi phạm các nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng vay.
  • Các trường hợp khác được quy định trong hợp đồng vay về việc xử lý tài sản thế chấp.

Phần kết

Appvaytien5s.com hy vọng với những thông tin website cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vay thế chấp ngân hàng. Từ đó, giúp bạn chọn được cách vay thế chấp một cách đơn giản và nhanh chóng, phù hợp với tài chính của mình bạn.

>> xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ – Giải pháp tài chính ưu việt

One thought on “Vay thế chấp ngân hàng – những điều bạn cần biết

  1. Pingback: Vay thế chấp sổ đỏ - Giải pháp tài chính ưu việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *