Làm thế nào để bạn biết cách kiểm tra nợ xấu

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn phát triển theo chiều hướng tiện lợi hóa các vấn đề của xã hội, nên các thủ tục vay tiền cũng được phát triển để cho khách hàng dễ vay và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhưng đi kèm với sự tiện lợi đó nhiều người chưa từng thực hiện bất kỳ hợp đồng vay vốn từ bất kì tổ chức tín dụng nào nhưng lại có những khoản vay quá hạn và không thuộc đối tượng cho vay. Nên hôm nay cùng appvaytien5s.com tìm hiểu về cách kiểm tra nợ xấu.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được coi là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ cho bên ngân hàng hoặc công ty tài chính khi đến hạn phải thanh toán, như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Nợ xấu là gì bạn cần biết

Một khi bạn bị xác định là có nợ xấu, bạn sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC, CIC là tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Cho nên bạn phải biết cách kiểm tra nợ xấu.

Những ảnh hưởng của nợ xấu tác động lên chúng ta

Khi một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng liệt bạn vào danh sách các khách hàng có khoản nợ xấu bạn sẽ gặp các khó khăn:

 – Trong các trường hợp khẩn cấp cần một khoản tiền để giải quyết vấn đề không thể trì trệ thêm. Bạn không thể vay vốn như bình thường và sẽ gặp khó khăn khi thực hiện khoản vay ngắn hạn cầp thiết tại các các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nào khác.

– Các thông tin chúng ta đã cung cấp khi vay vốn tại ngân hàng, khi mắc phải khoản nợ xấu sẽ được lưu lại trên trung tâm ứng dụng CIC trong thời hạn là 03 – 05 năm bao gồm cả các khoản vay trong quá khứ, khoản vay hiện tại không có tiền trả và cả thời gian nợ quá hạn sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Khi nào thì khoản nợ xấu của bạn được xóa

Tất cả các thông tin về lịch sử nợ xấu của khách hàng đều được trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam CIC, lưu giữ trong thời gian tối đa 05 năm trên hệ thống của họ. Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN:

 – Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

Khi nào thì khoản nợ xấu của bạn được xóa

 – Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng: tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

 – Đối với những khoản nợ lớn: Người vay có 5 năm để hoàn tất các khoản nợ lớn. Sau đó hệ thống tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu vẫn có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ.

Cách kiểm tra nợ xấu

Cách 1: Nhờ nhân viên tài chính kiểm tra: Chỉ có nhân viên làm ở công ty tài chính lớn mới kiểm tra được trên CIC, tuy nhiên mọi người sẽ mất phí để có thể kiểm tra lịch sử nợ xấu.

Cách 2: Sử dụng các thiết bị có kết nối internet kiểm tra trực tiếp trên website CIC hoặc app chính thức do CIC điều hành.

Cách kiểm tra nợ xấu trên website của CIC

Bước 1: Truy cập web CIC https://cic.gov.vn/#/register.

Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn nhập thông tin cá nhân: Họ tên, số CMND/CCCD, ngày cấp và nơi cấp CMND/CCCD, email, ngày tháng, năm sinh, số điện thoại, địa chỉ và chụp ảnh mặt trước và sau của CMND/CCCD.

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tục“

Bước 5: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp

Bước 6: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

Bước 7: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

Cách kiểm tra trên ứng dụng CIC

Bạn sẽ phải cài đặt ứng dụng trước cho điện thoại cá nhân rồi mới dùng để thực hiện tra cứu kiểm tra nợ xấu. Ứng dụng CIC có mặt trên cả hệ điều hành IOS và Android.

Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.

Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống

Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.

Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống.

Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

Cách kiểm tra trên ứng dụng CIC

Các câu hỏi thường gặp

Người thân trong hộ khẩu có nợ xấu thì có vay được tiền không?

Lúc vay vốn, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin trong sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Ngân hàng sẽ kiểm tra thông tin khách hàng và cả thông tin vay vốn của người thân, khi đó nếu phát hiện ra lịch sử tín dụng của người thân trong hộ khẩu của bạn có nợ xấu (nợ từ nhóm 3 trở lên) thì khả năng cao, hồ sơ vay vốn của bạn sẽ không được ngân hàng duyệt.

Vì vậy, khi đi vay vốn nhớ lưu ý kỹ , lịch sử tín dụng của bạn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của những người thân trong gia đình, do đó, hãy lưu ý trả nợ đúng hạn để tài khoản không dính nợ xấu.

Có phải trả nợ khi bị đánh cắp thông tin để vay tiền?

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu lên định nghĩa hợp đồng vay tài sản như sau:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cụ thể về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Như vậy, việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Nên nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD, số điện thoại… nhưng trên thực tế không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Tuy nhiên, để minh oan cho bản thân người bị lấy cắp thông tin trong trường hợp này phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền. Vì lẽ đó, bạn cần phải hết sức lưu ý tránh để lộ những thông tin cá nhân ra ngoài hết sức có thể.

Phần kết

Qua bài viết trên appvaytien5s.com xin khẳng định lại là việc kiểm tra nợ xấu của bản thân là rất quan trọng, giúp bạn bảo vệ được quyền lợi của bản thân và tránh được những sự cố ngoài ý muốn, hy vọng bài viết này sẽ có ích và giúp được bạn biết cách kiểm tra nợ xấu.

>> xem thêm: Kiểm tra nợ xấu bằng CMND – CCCD đơn giản tại nhà

One thought on “Làm thế nào để bạn biết cách kiểm tra nợ xấu

  1. Pingback: Tra cứu nợ xấu chi tiết nhất chỉ với vài thao tác đơn giản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *